Tham gia đầu tư Crypto tại Việt Nam
Mục lục
ToggleTừ đầu năm 2017 đến nay chủ đề “Bitcoin” hay “đầu tư tiền aor” đang trở thành tâm điểm của giới truyền thông, báo trí thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Rất nhiều thắc mắc về vấn đề pháp lý xoay quanh cụm từ “tiền điện tử” và vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng nào cho vấn đề này.
Hãy cùng Allinstation đi sâu tìm hiểu vấn đề này nhé!
Pháp luật Việt Nam đối với Cryptocurrency
Nghị định 101/2012/NĐ-CP
Tại khoản 6,7 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP), quy định phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm: Séc, Lệnh chi, Ủy nhiệm chi, Nhờ thu, Ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của NHNN.
Theo quy định này, Tiền mã hóa không được coi là phương tiện thanh toán, việc cung ứng, phát hành và sử dụng tiền mã hóa là không hợp pháp tại Việt Nam.
Nghị định 96/2014/NĐ-CP
Theo điểm D khoản 6 Điều 27 Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, các hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức từ 150-200 triệu đồng.
Bên cạnh đó, kể từ ngày 01/01/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015
Khẳng định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHNN cũng đã nhiều lần khẳng định Bitcoin và các loại Tiền điện tử tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
Ngày 21/07/2017 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã gửi Công văn số 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn phòng chính phủ trả lời về vấn đề tiền điện tử đến văn phòng chính phủ trả lời về vấn đề tiền điện tử: “Tiền kĩ thuật số nói chung và Bitcoin, Etherum nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng Tiền điện tử nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm.”
Như vậy tại Việt Nam không công nhận đồng tiền kĩ thuật số cũng như Bitcoin là một phương tiện thanh toán, nếu phát hành, tàng trữ, cung ứng sử dụng chúng như một phương tiện thanh toán thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quy định về thanh toán bằng tiền điện tử
Tại Việt Nam, hầu như chưa có văn bản pháp quy nào quy định về việc thanh toán thông qua hình thức tiền điện tử, các quy định về giao dịch thương mại điện tử hay thanh toán không dùng tiền mặt gần đây chưa đề cập đến.
Điều này có nghĩa là Nhà nước chưa công nhận giao dịch bằng Tiền điện tử trên mạng Internet nên khi có tranh chấp thì có thể xem đây là giao dịch vô hiệu.
Tương lai pháp lý của tiền điện tử
Khung pháp lý về tiền điện tử đang được triển khai theo Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền, tài trợ vũ khí vừa được ban hành, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan hoàn thành xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh đối với tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản ảo trong tháng 5-2025. Báo Người lao động của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã có bài đăng về vấn đề này, người đọc có thể đọc chi tiết tại đây: https://nld.com.vn/nam-2025-hoan-thien-khung-phap-ly-ve-tien-ao-196240303214920417.htm
Tổng kết
Allinstation đã cung cấp những thông tin được trích nguồn uy tín về những vấn đề xoay quanh pháp lý của tiền điện tử tại Việt Nam.
Tất cả thông tin trên được tổng hợp và ghi rõ nguồn từ những trang báo, trang thông tin chính thống. Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang mục đích truyền tải thông tin và làm rõ vấn đề. Bài viết không có bất kỳ mục đích nào khác!
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trong bài viết đều thể hiện quan điểm của tác giả và không liên quan đến nền tảng. Bài viết này không nhằm mục đích tham khảo để đưa ra quyết định đầu tư.