Trung - Mỹ Đánh Nhau: TT Trump Tung Đòn Thuế Quan Cao, TQ Đáp Trả Phá Giá Trái Phiếu
Trung Quốc đã chính thức đáp trả thuế quan với Hoa Kỳ. Hai bên đánh nhau và chưa bên nào chịu nhượng bộ khiến thị trường tiếp tục giảm.
Trung - Mỹ Đánh Nhau: TT Trump Tung Đòn Thuế Quan Cao, TQ Đáp Trả Phá Giá Trái Phiếu
Trung Quốc đã chính thức đáp trả thuế quan với Hoa Kỳ. Hai bên đánh nhau và chưa bên nào chịu nhượng bộ khiến thị trường tiếp tục giảm.
Tình hình thị trường
Chứng khoán Hoa Kỳ thứ ba (08/04) tiếp tục giảm ở cả ba chỉ số. Hợp đồng tương lai của chứng khoán cũng cùng xu hướng giảm. Giá dầu đã giảm mạnh xuống 57 USD/thùng. Vàng hồi nhẹ ở mức 2995 USD/ounce.
Bitcoin cũng tiếp tục giảm xuống 76,000 USD. Hầu hết altcoin đều giảm. Vốn hóa thị trường crypto cũng giảm xuống 2.5 nghìn tỷ USD. Crypto vẫn có những tin tức tốt nhưng giá vẫn giảm bởi thuế quan.
Với căng thẳng thuế quan, Chủ tịch Fed Jerome Powell có thể giả vờ rằng ông không cần can thiệp, nhưng thị trường sắp kéo ông vào cuộc dù ông có muốn hay không. Công trái phiếu 10 năm của Hoa Kỳ đã tăng mạnh từ 3.9% lên 4.38%.Hợp đồng CME của FED cho thấy 56.4% nghiêng về khả năng FED sẽ phải giảm lãi suất trong cuộc họp ngày 7 tháng 5.
Cập nhật về thuế quan
Phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết Tổng thống Trump tin rằng Trung Quốc muốn đạt được một thỏa thuận với Mỹ và rằng việc Trung Quốc trả đũa thuế quan là một sai lầm. Ông Trump khẳng định nếu bị đánh, ông sẽ "đánh trả mạnh hơn", và vì thế mức thuế 104% đối với Trung Quốc sẽ chính thức có hiệu lực vào nửa đêm nay.
Tổng thống cũng tin rằng Chủ tịch Tập và Trung Quốc thực sự muốn đàm phán nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Nếu Trung Quốc đưa ra thiện chí đàm phán, ông Trump sẽ tiếp đón một cách lịch sự, nhưng cuối cùng vẫn sẽ làm điều gì tốt nhất cho người dân Mỹ.
Sau đó, Tổng thống Trump chính thức ký sắc lệnh hành pháp chính thức nâng mức thuế đối với Trung Quốc lên 104%. Tổng thống Trump tuyên bố: "Trung Quốc đã móc túi chúng ta đủ kiểu. Nhưng giờ là lúc chúng ta móc lại".
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ tại Nhà Trắng, ông Jamieson Greer, khẳng định Tổng thống Donald Trump sẽ không chấp nhận để "Phố Wall chi phối nền kinh tế quốc gia." Thông điệp này cho thấy Nhà Trắng không bị tác động bởi những phản ứng tiêu cực từ thị trường chứng khoán và tiếp tục kiên định với đường lối chính sách hiện tại, bất chấp áp lực từ giới đầu tư.
Một số quốc gia, khu vực tiếp tục có những động thái về thuế qua. Tổng thống Trump cho biết Liên minh châu Âu sẽ phải cam kết mua 350 tỷ USD năng lượng từ Mỹ thì mới được xem xét miễn trừ khỏi các mức thuế do ông áp đặt. Ông cũng bác bỏ đề xuất “zero-for-zero” của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen về việc cùng nhau xóa bỏ thuế đối với ô tô và hàng công nghiệp.
Thủ tướng Ý Giorgia Meloni sẽ đến Mỹ vào ngày 16 tháng 4 để đàm phán về thuế quan với Tổng thống Trump.
Quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-soo khẳng định rằng ông “rất mong muốn đàm phán” với Hoa Kỳ để giảm các mức thuế mà chính quyền Trump đã áp lên Hàn Quốc. Ông bác bỏ thông tin cho rằng Hàn Quốc sẽ liên minh với Trung Quốc hoặc Nhật Bản để phản đối thuế quan mới.
Tổng thống Trump chia sẻ rằng ông đã có một cuộc gọi hiệu quả với Quyền Tổng thống Hàn Quốc 🇰🇷, thảo luận về mất cân bằng thương mại, thuế quan, các khoản thanh toán quân sự và các thỏa thuận năng lượng. Phái đoàn cấp cao của Hàn Quốc đang trên đường đến Mỹ để tiếp tục đàm phán.
Ở thời điểm này, mặc dù có nhiều quốc gia lên tiếng muốn đàm phán ở Hoa Kỳ về thuế quan nhưng chưa có kết quả. Điều mà Hoa Kỳ chờ đợi nhất vẫn là những động thái từ Trung Quốc nhưng vẫn chưa được như kỳ vọng. Nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra sẽ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu chứ không chỉ hai quốc gia này.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen kêu gọi Trung Quốc giữ bình tĩnh, tránh leo thang căng thẳng và tìm giải pháp thông qua đàm phán, sau khi Bắc Kinh lên án các đe dọa áp thuế của Trump là “tống tiền” và tuyên bố sẽ “chiến đấu đến cùng”.
Bà cảnh báo rằng một cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể khiến hàng giá rẻ tràn ngập thị trường châu Âu. Cuộc chiến này không chỉ ảnh hưởng đến Mỹ và Trung Quốc; người tiêu dùng Mỹ sẽ chuyển sang mua hàng từ các quốc gia khác nếu hàng Trung Quốc trở nên quá đắt, trong khi lượng hàng dư thừa của Trung Quốc sẽ tràn sang các nước khác, gây mất cân bằng thương mại nghiêm trọng hơn.
Một số suy nghĩ của Thuận về tình hình hiện tại
Mỹ và Trung Quốc hiện đang bước vào một cuộc chiến thương mại căng thẳng. Cả hai bên đều không muốn nhượng bộ, và các mức thuế đã trở nên phi lý, với thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc vượt quá 100%, và dự kiến Trung Quốc sẽ tiếp tục trả đũa.
Ở thời điểm này, việc mức thuế là 100%, 150% hay thậm chí 200% cũng không còn quá quan trọng vì thông điệp đã rõ ràng: bạn không được phép bán hàng ở đây.
Để đối phó, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ phải in thêm tiền, phá giá đồng nội tệ, và tiếp tục hạ lãi suất để kích thích nền kinh tế vốn đã gặp khó khăn, đồng thời chống đỡ đòn tấn công mạnh từ phía Tổng thống Trump.
Thời gian gần đây, Trung Quốc đã có kế hoạch tiếp tục bơm tiền vào thị trường kích thích nền kinh tế. Theo ZeroHedge, Trung Quốc có ba lựa chọn. Thứ nhất, họ chịu thua tổng thống Trump và đàm phán. Thứ hai, họ có thể phá giá đồng Nhân dân tệ để các nước nhập khẩu hàng Trung Quốc có lợi hơn. Thứ ba, kích thích nền kinh tế để đối phó với thuế quan, họ có thể cần từ 2-3 nghìn tỷ USD. Có thể thời điểm này họ đang lựa chọn phương án thứ hai và thứ ba. Điều này sẽ khiến nợ công của Trung Quốc tăng cao.
Đồng nhân dân tệ Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất so với USD trong 2 năm qua.
Trong khi đó, Tổng thống Trump dường như đang nhắm đến việc cải thiện thâm hụt thương mại không chỉ với Trung Quốc mà với nhiều quốc gia khác. Một số nước, như Ý, đề xuất “0% đổi lấy 0%” rõ ràng không thỏa mãn mục tiêu của Tổng thống Trump. Điều này đồng nghĩa với việc thuế quan cao có thể sẽ kéo dài với nhiều quốc gia trong một thời gian nữa.
Tuy nhiên, Trung Quốc là một trường hợp đặc biệt. Họ không chỉ trả đũa bằng thuế, mà còn bán trái phiếu Mỹ, điều này có thể đang làm gián đoạn kế hoạch lớn hơn của Tổng thống Trump.
Dù tổng thống Trump khẳng định không cố ý làm cổ phiếu giảm, nhưng thì câu hỏi đặt ra là: tại sao lại trấn an thị trường rồi sau đó gây sốc bằng những mức thuế khổng lồ? Lý do hợp lý duy nhất là:
Tổng thống Trump muốn lợi suất trái phiếu giảm. Và với việc FED từ chối hạ lãi suất cho đến khi lạm phát cải thiện, một cách để gây áp lực là khiến nhà đầu tư chuyển sang mua trái phiếu Mỹ, từ đó kéo lợi suất xuống.
Tại sao Tổng thống Trump cần lãi suất thấp? Bởi vì Mỹ đang đối mặt với khối nợ khổng lồ cần tái cấp vốn, ước tính 9.2 nghìn tỷ USD trong năm nay và 28 nghìn tỷ USD trong 4 năm tới. Nếu chi phí vay mượn vẫn cao, tiền lãi sẽ tăng vọt, làm lu mờ mọi nỗ lực giảm nợ quốc gia của tổng thống Trump.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là Trung Quốc đang bán trái phiếu Mỹ, làm lợi suất tăng trở lại, thể hiện rõ qua việc lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ nhanh chóng vượt mốc 4,3%. Điều này đi ngược hoàn toàn với chiến lược của Tổng thống Trump.
FED có thể tỏ ra đang “đứng ngoài quan sát,” chờ đợi số liệu về lạm phát hay thất nghiệp, nhưng sớm muộn họ cũng sẽ phải lựa chọn: hoặc là hạ lãi suất, hoặc là ngồi nhìn thị trường chứng khoán và nền kinh tế bốc cháy.
Dù chọn cách nào, cuối cùng FED cũng sẽ phải in tiền, dù là thông qua chính sách nới lỏng tiền tệ hay trực tiếp mua trái phiếu chính phủ Mỹ nếu thiếu người mua trong khi Trung Quốc tiếp tục xả hàng.
Cuối cùng, cả Mỹ và Trung Quốc đều sẽ phải in tiền. Và số tiền đó sẽ không nằm yên trong tài khoản tiết kiệm, nó sẽ chảy vào tài sản.
Đó là lý do tại sao trong ngắn hạn, hỗn loạn gây ra nỗi đau cho thị trường, nhưng trong dài hạn, nó lại tạo ra cơ hội.
Nếu Hoa Kỳ muốn có thêm dòng tiền mua công trái phiếu thì thị trường crypto phải vững mạnh, dẫn đến vốn hoá stablecoin tiếp tục tăng cao.
Quan điểm của Anthony Pompliano
Anthony Pompliano, Giám đốc điều hành của Professional Management, đưa ra quan điểm rằng chiến lược thuế quan hiện tại của Hoa Kỳ là hợp lý nếu xét trên vị thế thương mại của nước này. Theo ông, một chính sách thuế lý tưởng nên áp dụng mức thuế phổ quát từ 5–10% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu, đồng thời miễn thuế cho những mặt hàng mà Mỹ muốn khuyến khích nhập khẩu nhằm hỗ trợ các ngành chiến lược.
Ông cho rằng các mức thuế vượt quá 30% là không bền vững và chỉ nên được sử dụng như một công cụ đàm phán ngắn hạn, với lộ trình giảm dần trong vài tuần đầu tiên. Trong bối cảnh Mỹ đang theo đuổi hơn 100 hiệp định thương mại, Pompliano dự đoán khả năng hình thành một tổ chức thương mại mới – nơi các quốc gia có thể thống nhất tuân theo một bộ quy tắc chung – để tạo ra một cơ chế hiệu quả hơn.
Ông nhấn mạnh rằng trận chiến thực sự nằm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, khi cả hai bên đều có vị thế vững chắc và không muốn nhượng bộ. Các diễn biến khác trên toàn cầu chỉ là “khai vị” cho cuộc cạnh tranh trung tâm này.
Pompliano cũng nhận định thị trường chứng khoán có thể phục hồi nếu Cục Dự trữ Liên bang (Fed) thực hiện 1–2 lần cắt giảm lãi suất kết hợp với một số thông báo tích cực từ chính phủ. Đồng thời, trong bối cảnh chiến tranh thương mại và nguy cơ các quốc gia phá giá tiền tệ, ông đánh giá Bitcoin là một tài sản đáng quan tâm nhờ khả năng hoạt động như một nơi trú ẩn an toàn.
Cuối cùng, Pompliano lưu ý rằng diễn biến đang thay đổi rất nhanh và nếu mức thuế cuối cùng được duy trì ở mức 5–10%, đây sẽ được xem là một thắng lợi lớn và là bằng chứng cho thấy chính sách thuế quan của Tổng thống Trump đã đạt được hiệu quả như kỳ vọng.
Các thông tin khác:
-
Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) đã giải tán đơn vị chuyên về crypto theo sau sắc lệnh hành pháp của Trump nhằm làm rõ quy định đối với ngành crypto. Thứ trưởng Tư pháp Todd Blanche cho biết DOJ không nên đóng vai trò cơ quan quản lý tài sản số và chỉ trích cách tiếp cận cưỡng chế trước đây.
-
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) sẽ tổ chức một cuộc họp bàn tròn về tiền điện tử vào thứ sáu với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Coinbase, Cumberland DRW và Uniswap Labs. Đây là những công ty đã từng đối đầu với SEC về pháp lý. Sự kiện có tên "Between a Block and a Hard Place: Tailoring Regulation for Crypto Trading" là một phần của chuỗi các cuộc thảo luận bàn tròn do lực lượng đặc nhiệm tiền điện tử của SEC tổ chức nhằm mục đích làm rõ hơn về quy định tiền điện tử. Những người tham gia thảo luận vào thứ sáu bao gồm Katherine Minarik, giám đốc pháp lý của Uniswap Labs; Gregory Tusar, phó chủ tịch sản phẩm tổ chức tại Coinbase; và Chelsea Pizzola, cố vấn chung của Cumberland DRW.
-
World Liberty Financial đã đề xuất thử nghiệm airdrop đồng tiền ổn định USD mới công bố cho những người nắm giữ WLFI. Số lượng stablecoin USD1 được phân phối cho mỗi người nhận cũng sẽ được xác định sau khi tổng số ví đủ điều kiện và ngân sách được hoàn thiện.
-
lon Musk gọi cố vấn thương mại cấp cao của tổng thống Trump, Peter Navarro, là “đúng là một thằng ngốc” và “ngu còn hơn bao gạch” khi phản hồi lại phát biểu của Navarro rằng Elon chỉ là một thằng bán xe, không biết gì cả và cáo buộc Elon có xung đột lợi ích vì ủng hộ tự do thương mại do Tesla đang đối mặt với thuế quan khi nhập khẩu linh kiện. Navarro còn nói Tesla không phải là một nhà sản xuất ô tô thực thụ, mà chỉ là một công ty lắp ráp xe.
-
Ripple đã đồng ý mua lại công ty môi giới hàng đầu Hidden Road với giá 1,25 tỷ USD, thương vụ lớn nhất của Ripple cho đến nay và cũng là một trong những thương vụ lớn nhất trong lĩnh vực tài sản số, vượt qua thương vụ 1,1 tỷ USD của Stripe mua lại nền tảng thanh toán stablecoin Bridge. Hidden Road là công ty xử lý hơn 3 nghìn tỷ USD giao dịch mỗi năm, dự kiến sẽ sử dụng stablecoin RLUSD của Ripple làm tài sản thế chấp cho các sản phẩm môi giới của mình.
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trong bài viết đều thể hiện quan điểm của tác giả và không liên quan đến nền tảng. Bài viết này không nhằm mục đích tham khảo để đưa ra quyết định đầu tư.
Bạn cũng có thể thích
Starknet kết nối Atomiq: giảm giảm giá BTC chéo blockchain
ETH vượt 1.600 USD, giảm 1,30% hôm nay
JPMorgan: Công ty khai thác thuần vượt HPC đầu tháng 4
Tạm dừng 60 ngày: Vụ kiện SEC, Ripple đã hấp dẫn?
Thịnh hành
ThêmGiá tiền điện tử
Thêm








